BẤM NÚT “OFF” CƠ CHẾ ĐỔ LỖI

Nếu bạn muốn có một cuộc hôn nhân thật ngọt ngào và hạnh phúc, bạn phải chấp nhận từ bỏ một số thứ: một trong số ấy là Cứ khăng khăng cho mình là đúng. Khi bạn khăng khăng cho mình là đúng, điều đó có nghĩa rằng bạn đang gián tiếp chỉ trích người bạn đời của mình là sai. Bạn không thể một mặt cứ nhất quyết cho mình là đúng (đó là một cách khác để đổ lỗi cho nhau thôi) mặt khác lại muốn bạn và cô ấy sẽ tiếp tục gần gũi nhau trong chuyện chăn gối. Hãy tin tôi đi, tôi đã từng thử rồi và nó vô lý cứ như việc bạn cố nhốt hai thứ đối lập nhau vào cùng một căn phòng như ánh sáng và bóng tối vậy. Nhưng nếu bạn nhẹ nhàng bỏ qua việc khăng khăng cho mình là đúng thì bạn sẽ nhận lại được những khoảnh khắc hòa thuận, ngọt ngào và trọn vẹn của hôn nhân.

Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong hôn nhân. Nhưng xung đột thực sự không phải là vấn đề vì khi bạn giải quyết nó một cách hiệu quả thì những thứ tưởng chừng như thật khó nhằng ấy lại kỳ thực khiến hai bạn trở nên gắn bó, mật thiết hơn. Sự gắn bó, mật thiết giữa một cặp đôi trong hôn nhân không thể thiếu sự trợ giúp của những cuộc xung đột. Nhưng điều đau lòng mà các cặp vợ chồng mắc phải là việc đổ lỗi cho nhau hoặc luôn khăng khăng cho mình là đúng, nó thậm chí còn không giúp ích được gì cho sự gắn kết trong hôn nhân thậm chí còn khiến mọi thứ trở nên thậm tệ hơn

Bởi vì hầu hết các vấn đề xảy ra giữa các cặp vợ chồng đều xuất phát từ nhu cầu muốn giành phần đúng về mình. Hãy cùng quan sát hiện tượng này kỹ hơn nhé:

Một khi cơ chế đổ lỗi được kích hoạt, chúng ta nhìn thấy lỗi sai ở vợ/chồng của mình và thấy rõ ràng họ thật vô lý. Chúng ta đều muốn mọi thứ trở nên công bằng hơn.

Bằng một cách tuyệt vọng, chúng ta cố đưa ra bằng chứng để cho người ấy thấy rằng họ thật sự sai và tôi đoán rằng chúng ta đều thầm hy vọng một lúc nào đó, họ có thể nhận ra được lỗi sai của mình và nhận thức được vấn đề đang xảy ra.

Nhưng thực tế lại không thực sự xảy ra như những điều ta mong muốn. Chúng ta phải làm rất nhiều để xây dựng nên một cuộc hôn nhân tốt đẹp nhưng chỉ cần một thứ thôi cũng đã quá đủ để đập nát nó, đó là: Đổ lỗi.

Khi chúng ta khăng khăng rằng mình đúng, lúc đó mọi thứ chúng ta nói ra đều sai. Bởi vì đổ lỗi chẳng thể chứng minh được gì cho bạn cả, nếu bạn cảm thấy mình thực sự đúng hãy lập tức thay đổi thái độ của mình ngay. Nếu bạn không làm như vậy thì theo đó cơ chế đổ lỗi của người ấy ngay lập tức cũng sẽ được kích hoạt, và lúc này cả hai người đều gặp rắc rối thực sự.

Sau nhiều năm thì tôi chợt đúc kết lại cho mình những kinh nghiệm làm thế nào để dập tắt cơ chế đổ lỗi và chuyển mình sang một trạng thái lý tưởng nhất cho chuyện yêu đương trong hôn nhân. Có hai kỹ thuật như thế này:

Kỹ thuật đầu tiên là bộ 3 câu hỏi hãy tự hỏi chính bản thân mình khi chúng ta bắt đầu cảm thấy người ấy đáng để bị đổ lỗi:

  1. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ tiếp tục khăng khăng cho mình là đúng?
  2. Mình muốn là người giành phần đúng hay một người đáng được yêu?
  3. Những điều gì ở người ấy mà mình đặc biệt rất thích?

Đây là bộ 3 câu hỏi rất hiệu quả giúp bạn thay đổi được tâm trạng của mình

  1. Khi bạn tự hỏi mình: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ tiếp tục khăng khăng cho mình là đúng?” Những hậu quả và nỗi đau của việc bật cơ chế đổ lỗi sẽ xuất hiện trong tâm trí của bạn, nó phụ thuộc vào việc bạn và người ấy có xu hướng giải quyết mọi thứ như thế nào. Kết cục của cuộc tranh cãi là hai bạn sẽ gay gắt với nhau hoặc là sẽ trở nên im lặng một cách đáng sợ, chẳng có kết cục nào tốt đẹp cả.
  2. Câu hỏi thứ hai là: “Bạn muốn là người giành phần đúng hay là người đáng được yêu?” Đây không phải là câu hỏi đố bạn. Tôi chỉ muốn bạn dừng việc xả ra những lời lẽ khó nghe khi bạn tức giận cho đến khi bạn không còn cảm giác đó nữa. Nếu bạn cứ tiếp tục muốn nói gì thì nói, một cuộc tranh cãi sẽ diễn ra thật đấy. Và nếu bạn cảm thấy quá tức giận đến nỗi không thể loại bỏ cảm xúc cho rằng mình đúng mà việc im lặng trong lúc giận dữ cũng không phải là một giải pháp khả thi dành cho bạn thì có một số lời khuyên sau đây bạn nên thử:
  • · Hãy hành động như trẻ con: cứ giải phóng cơn giận của mình. Đối với con nít, một khi cảm xúc được giải tỏa, chúng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Người lớn cũng vậy thôi, bằng cách đi vào phòng riêng của mình, trút cơn tức giận lên mấy cái gối cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn thì đó là lúc bạn có thể quay trở lại tiếp tục cuộc nói chuyện của mình với người ấy.
  • · Thêm nữa là: chỉ có 1 trong số 100 người không thấy khó chịu khi bị la hét vào mặt thôi, nhưng số còn lại thì không đâu, họ sẽ phẫn nộ, sẽ bị tổn thương, có xu hướng phản kháng và tích tụ nhiều thứ kinh khủng sắp nổ ra đấy.

3. Nếu cảm xúc của bạn không mãnh liệt đến mức phải nổi giận và bạn nhận ra rằng bạn muốn là người được yêu hơn là người đúng thì có nghĩa bạn đã sẵn sàng trả lời cho câu hỏi thứ 3: “Điều gì mà bạn đặc biệt thích ở người ấy của mình?” Trước khi bạn chuẩn bị tức giận ai đó hãy liệt kê ra những điều mà bạn rất thích ở họ. Bạn nên làm ngay lúc này luôn đi. Nghĩ về những lúc người ấy đã làm gì đó khiến bạn cảm động. Khi bạn nhớ về những điều ấy, mọi thứ bạn hình dung hiện lên rõ ràng như một bức tranh và tâm trạng của bạn thật sự sẽ thay đổi.

NGUYỄN ĐỨC QUỲNH

Người đánh thức tình yêu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *